TẠI SAO PHẢI HÒA TAN PHÂN BÓN TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO HỆ THỐNG TƯỚI.

TẠI SAO PHẢI HÒA TAN PHÂN BÓN TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO HỆ THỐNG TƯỚI.

27/12/2022 admin

          Khi sử dụng hệ thống tưới cho vườn cây trồng, chúng ta thường phải hòa tan phân bón với nước, tạo thành dụng dịch phân bón lỏng để có thể dễ dàng đưa phân bón từ bồn chứa phân qua hệ thống tưới đến mới từng gốc cây trồng. Điều này sẽ giúp người nông dân tiết kiệm được thời gian và công sức bón cho cây trồng, đồng thời có thể khai thác hiệu quả tối đa chức năng của hệ thống tưới mà bạn đã bỏ tiền ra đầu tư. Để làm được điều này, chúng ta phải chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật hệ thống tưới, nguồn nước tưới, loại phân bón và kỹ thuật hòa tan.

 

                

 

1. Hệ thống tưới thông minh:

 

         Có sẵn một hệ thống tưới bao gồm hệ thống ống dẫn nhằm phân phối nước đến các hàng luống cây trồng và hệ thống thiết bị các đầu phun, vòi phun…. Đặc biệt là bộ điều khiển trung tâm bao gồm cả thiết bị hòa tan và châm phân phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc đưa phân từ bồn chứa qua hệ thống ống dẫn đến với từng gốc cây trồng.

Xác định lượng nước và phân bón cần cung cấp cho từng gốc cây trồng vì nhu cầu nước và phân bón của mỗi loại cây trồng là khác nhau, từ đó canh chỉnh lưu lượng nước tưới tại mỗi gốc cây cho phù hợp.

 

2. Nguồn nước tưới: 

 

         Nguồn nước cho hệ thống tưới có thể là sông, hồ, ao, suối hay nguồn nước sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên phải đảm bảo là nguồn nước sạch, không có tạp chất rác, cặn, cát, đặc biệt là nước phèn. Nếu nguồn nước chưa đạt chuẩn, ta có thể sử dụng bộ lọc để lọc hết các tạp chất.

Trên thị trường hiện này có 2 loại lọc phổ biến là lọc lưới và lọc đĩa. Lọc lưới là loại lọc khá phổ biến, và thường có giá rẻ hơn so vơi lọc đĩa.

– Lọc lưới có khả năng lọc cặn rác dạng cứng như cát, rác, cặn bẩn… Tuy nhiên nó không lọc được triệt để các chất hữu cơ như tảo, rêu, nấm mốc, chất nhờn. Những vật thể mềm có thể sẽ len lỏi vào trong mắt lưới và rất khó để vệ sinh. Đồng thời chúng cũng có thể lọt qua mắt lưới.

– Lọc đĩa ngoài những tính năng như của lọc lưới thì nó còn có khăng lọc được các chất hữu cơ. Bộ lọc đĩa bao gồm một trụ và các vòng đĩa xếp chồng lên nhau. Mỗi đĩa có các rãnh ở hai bên. Khi nước được đẩy qua các rãnh, rác hữu cơ, hay các tạp chất khác được giữ lại tại thành ngoài của các đĩa xếp chồng lên nhau, trong khi đó nước sạch đi qua các rãnh đĩa và đi ra ngoài bộ lọc.

         Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có loại lọc tách cát, chuyên dùng cho các vùng sông suối có nhiều cặn nặng, từ giếng khoan có nhiều cát…

 

Cần lưu ý các loại lọc này không dùng cho các vùng nước phèn.

 

3. Các loại phân bón đưa vào hệ thống tưới:

 

         Các loại phân bón được lựa chọn phải đảm bảo đầy đủ các thành phần đa lượng theo tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu sinh lý của cây trồng. Tốt nhất là dùng loại phân bón hoà tan chuyên dùng cho tưới nhỏ giọt bao gồm đầy đủ các nguyên tố tối đa, trung và vi lượng.

Độ hoà tan của phân bón tốt, không lẫn các chất cặn, kết tủa vì có thể gây tắc hệ thống tưới.

 

4. Kỹ thuật hoà tan phân bón kết hợp với vận hành hệ thống tưới:

 

Để đảm bảo quá trình hòa tan phân bón trước khi đưa vào kết hợp vận hành với hệ thống tưới chúng ta cần lưu ý:

 

  • Kiểm tra nguồn cấp nước (nguồn nước, máy bơm) đảm bảo vận hành an toàn.

  • Chuẩn bị đủ lượng phân bón theo từng giai đoạn và tính toán số lần hoà tan để đảm bảo lượng phân phải được cấp đủ cho cây theo quy trình trong thời gian vận hành của hệ thống theo dự kiến.

  • Kiểm tra hệ thống hòa tan phân bón, đảm bảo thời gian đủ để phân bón được hòa tan hoàn toàn. Cần lựa chọn phương thức hay máy móc hòa tan hợp lý đúng kỹ thuật tránh gây biến đổi lượng dinh dưỡng trong phân bón.

  • Vận hành hệ thống tưới nước (chưa cấp phân) và kiểm tra vườn cây để đảm bảo rằng tất cả các cây đều được cấp nước theo đúng lưu lượng.

  • Hoà tan phân theo định lượng và cấp phân qua hệ thống tưới. Tuỳ theo dung tích bể hoặc bình cấp phân mà tính toán lượng phân hoà tan cho mỗi lần để đảm bảo lượng phân giải tan hoàn toàn. Phải đảm bảo rằng lượng phân bón cho từng đợt đều được cung cấp đầy đủ cho cây qua hệ thống tưới.

 

5. Một số lưu ý khi bón phân qua hệ thống tưới:

 

 – Cấp phân cho hệ thống sau khi hệ thống tưới đã vận hành được 10 – 20 phút và kết thúc việc cấp phân trước khi hệ thống ngừng vận hành 20 phút.

 

 – Trong mùa mưa, việc vận hành hệ thống tưới chủ yếu phục vụ cho bón phân, vì vậy thời gian vận hành chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với thời gian tưới nước cho cây trong mùa khô.

 

 – Trong các đợt bón phân cho cây trồng rơi vào mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) nên chia nhỏ lượng phân bón theo nhiều đợt, có thể cứ 1 tháng bón phân 1 lần kết hợp với tưới nước thì hiệu quả sử dụng phân bón rất cao. Căn cứ vào lượng phân bón cho mỗi giai đoạn mà tính toán cho phù hợp. Thời gian tưới cho cây trong mùa khô trung bình từ 2 – 6 giờ tuỳ loại cây trồng.

 

 – Thời gian cần bón phân qua hệ thống tưới tốt nhất là không vượt quá 60% so với thời gian tưới của một đợt hoặc thời gian vận hành hệ thống tưới (nếu bón phân trong mùa mưa).

 

 – Phân bón cần được hòa tan hoàn toàn trước khi đưa vào hệ thống tưới tránh tình trạng tắc nghẽn, đóng cặn cho hệ thống.

 

 GIẢI PHÁP HÒA TAN PHÂN BÓN TẠI KAIZENAGRI – MÁY SỤC KHÍ HÒA PHÂN BÓN

 

         Ứng dụng các giải khoa học công nghệ hiện đại và giảm thiếu chi phi, cũng như giải phóng sức lao động của người nông dân trong quá trình trồng và chăm sóc cây trồng. Sản phẩm máy sục khí hòa tan phân bón của chúng tôi là một giải pháp hiệu quả.

 

      Máy sục khí hòa phân bón của KaizenAgri hoạt động dựa trên nguyên lý quạt ly tâm, dùng gió để sục các thùng phân. Giúp cho phân bón dễ dàng hòa tan trước khi đưa vào hệ thống tưới. Tránh tình trạng tắc nghẽn và cặn trong đường ống sau quá trình tưới do phân bón.

   

         Sử dụng máy sục khí để hòa phân bón giúp cho không có kim loại tiếp xúc với phân bón nên không gây ra hiện tượng rỉ sét, hư hại mô tơ cũng như làm ảnh hưởng.   

 

            

 

Ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm tương tự trên thị trường:

 

  • Cơ chế hoạt động của máy sục khí hòa phân là dựa vào sức đẩy của quạt ly tâm đưa luồng gió xuống đáy các thùng phân và sục phân bón tan tối đa trong nước.
  • Máy có cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt và dễ dàng sử dụng.
  • Máy được làm từ chất liệu có độ bền cao, dễ bảo trì và sửa chữa.
  • Đảm bảo được chất lượng phân bón, không bị biến đổi cấu trúc phân bón khi đưa vào hệ thống tưới.
  • Phân bón được hòa tan hoàn toàn giúp đảm bảo việc tắc nghẽn và đóng cặn trong đường ống, đặc biệt là trong các hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • Giảm sức lao động, không cần hòa phân bón bằng các phương pháp thủ công.
  • Hạn chế được sự tiếp xúc giữa người làm và phân bón trong quá trình hòa tan. An toàn hơn về sức khỏe.

Thông số kỹ thuật:

 

  • Công suất: 1400W
  • Độ sâu mực nước sục tối đa: 3.1 mét
  • Trọng lượng máy: 3.29 kg 

 

         Công ty TNHH Nông Nghiệp Kaizen là nhà phân phối chính thức của Naandanjain tại Việt Nam, công ty có lịch sử lâu đời nhất trong ngành tưới tại Isarel. Với bề dầy kinh nghiệm trong việc cung cấp và lắp đặt các hệ thống tưới tiêu, KaizenAgri luôn đáp ứng được những yêu cầu khó tính nhất của khách hàng.

 

Để được tư vấn và giải đáp về lĩnh vực hệ thống tưới. Hãy liên hệ với chúng tôi:

 

Văn phòng: Số 15 – NV8, Tổng cục 5 – Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Hotline: 086 6030909 – 086 9098080 (Facebook, Zalo, whatsApp,…)

Website: www.kaizenagri.com

 

 

Các bài viết liên quan