PHÂN BIỆT GIỮA NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH.

PHÂN BIỆT GIỮA NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH.

09/08/2022 admin

                 

 

         Hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm chất lượng, độ an toàn của sản phẩm trước tình trạng thực phẩm bẩn, không an toàn đang tràn lan trên thị trường. Có hai nhóm sản phẩm nông nghiệp đang rất được ưa chuộng hiện nay là: sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (NNHC) và sản phẩm nông nghiệp sạch (NNS). Vậy nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch chúng có điểm gì khác nhau hay có phải là một không ?

Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch nhìn chung đều là các sản phẩm sạch và an toàn nhưng khác nhau ở phương pháp canh tác, sản xuất.

 

         Nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo kiểu tự nhiên, truyền thống để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ theo IFOAM khi thỏa mãn các yêu cầu:

  • Không sử dụng giống biến đổi gen
  • Không sử dụng phân hóa học
  • Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  • Không sử dụng thuốc trừ sâu dạng hóa học
  • Không sử dụng các chất bảo quản cấm
  • Sử dụng nước sạch hoàn toàn.

         Nếu đất đã dùng phân hóa học, thuốc BVTV thì phải cách ly khoảng 3 năm mới được sử dụng. Sản phẩm khi thu hoạch, vận chuyển, chế biến bảo quản phải sử dụng công cụ và bao bì sạch.

 

Đối với Nông nghiệp sạch vẫn cho phép người nông dân sử dụng:

  • Tất cả các loại giống, kể cả giống chuyển gen
  • Cho phép sử dụng phân hóa học,
  • Cho phép sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
  • Cho phép sử dụng thuốc diệt cỏ bằng hóa học

         Tất cả ở trong mức độ và số lượng nhất định. Sản phẩm sạch phải theo một hệ thống kết hợp kinh nghiệm và số liệu để chứng minh mức độ tồn dư của chất đó không gây tổn hại dù sử dụng liên tục. Trong hoạt động SX cũng không gây ra ô nhiễm môi trường. Vượt ngưỡng quy định đó là thuộc loại sản phẩm không sạch. Dựa vào tiêu chuẩn của từng nước, từng khu vực hay quy định chung của thế giới để đánh giá.

Như vậy người SX phải bảo đảm được yêu cầu cần thiết cho sản phẩm của mình. Họ phải biết điều chỉnh lượng phân bón, thuốc trừ sâu, nguồn nước đảm bảo cho tiêu chuẩn của từng khách hàng. Tiêu chí để đánh giá sản phẩm sẽ dựa vào các tiêu chuẩn như VietGAP, Asean GAP, GlobalGAP. Tuy nhiên khi SX, người trồng phải theo dõi thông tin của khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, khi người Nhật thay đổi yêu cầu dư lượng Metalaxy từ 0,1ppm xuống 0,05ppm trong hạt tiêu Viêt Nam. Biết được yêu cầu của khách hàng thì người SX phải thay đổi hoặc không sử dụng hóa chất này cũng như thời gian cách ly. Phân bón hóa học cũng vậy.

         Muốn đạt chuẩn chất dinh dưỡng không vượt mức cho phép thì phải giảm thiểu số lượng hóa chất sử dụng, nhất là loại phân đạm. Thực tế SX sạch theo tiêu chuẩn GAP cũng không phải đơn giản. Ví dụ GlobalGAP gồm có 12 nội dung chính trong đó có 68 chỉ tiêu người SX phải tuân thủ:

  • Các vật liệu và điều kiện SX phải có lý lịch rõ ràng.
  • Sản phẩm được kiểm tra, chứng minh bằng số liệu phân tích.
  • Được một đơn vị có năng lực, có chức năng chứng nhận.
  • Có thể truy nguyên được nguồn gốc xuất xứ.

KaizenAgri đã làm một bảng so sánh qua một số tiêu chí để phân biệt rõ hơn về NNHC và NNS: 

 

Tiêu chí

Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp sạch (GAP)

Mục

tiêu

– Tạo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

– Tăng cường chu kỳ sinh học trong hệ thống sản xuất.

– Duy trì độ màu mỡ của đất, tránh gây ô nhiễm môi trường.

– Làm việc trong hệ thống khép kín tối đa có thể.

– Tạo sản phẩm sạch, an toàn chất lượng tốt theo thị hiếu người tiêu dùng.

– Giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường vật liệu hữu cơ bón cho cây.

– Duy trì độ màu mỡ của đất, tránh ô nhiễm môi trường.

Căn cứ

để công

nhận

– Dựa theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017 và PGS (TCN-602-2006 do Bộ NN& PTNT ban hành 30/12/2006, và được IFOAM công nhận chính thức ngày 4/9/4013).

– Dựa theo tiêu chuẩn VietGAP (tiêu chuẩn Việt nam) hoặc GlobalGAP.

Cây

giống,

con

giống

– Không được sử dụng giống biến đổi Gen,

giống đột biến phóng xạ hay hóa chất, không dùng chất kích thích xử lý.

– Giống phải sạch, không bị nhiễm sâu bệnh .

– Được dùng tất cả các loại giống (Kể cả giống biến đổi gen), có nguồn gốc rõ ràng nhưng phải sạch, không bị nhiễm bẩn hay các loại sâu bệnh.

– Có thể được dùng một số chất kích thích trong danh mục cho phép để xử lý hạt giống.

Đất

trồng

– Phải có thời gian cách ly để giảm thiểu các dư lượng hóa học tồn trữ trong đất trước khi sản xuất NNHC-Thời gian cách ly tối thiểu từ 6 tháng đến 1 năm, tùy loại cây và loại đất.

– Chỉ sản xuất NNHC khi đất đã bảo đảm đủ tiêu chuẩn của PGS đã quy định.

– Kiểm tra chất lượng đất trồng trước khi sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

– Không cần thời gian cách ly.

– Chỉ sản xuất trên loại đất có các chỉ tiêu đạt chuẩn quy định của GAP.

Nước

tưới

– Không sử dụng nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, nước thải của bệnh viện hay các nguồn nước bị ô nhiễm khác để tưới.

– Không dùng nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn để tưới.

– Nguồn nước được coi là sạch phải dựa theo đúng quy định trong PGS của Việt nam để sử dụng.

– Sử dụng nguồn nước theo nguyên tắc tiết

kiệm, chỉ cung cấp vừa đủ theo yêu cầu của

từng loại cây, con gia súc theo từng giai đoạn cụ thể.

– Không dùng nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, khu vực bệnh viện, hoặc các nguồn nước bị ô nhiễm khác để tưới.

– Nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nhưng đã qua xử lý đủ tiêu chuẩn vẫn có thể sử dụng để tưới khi cần thiết.

– Các nguồn nước trước khi sử dụng để tưới cần được kiểm tra dựa theo tiêu chuẩn GAP, nếu đạt chuẩn thì mới được sử dụng.

– Áp dụng phương thức tưới tiết kiệm tối đa phù hợp với sinh lý của cây và con gia súc cụ thể.

Sử dụng

phân

bón

– Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại phân

tổng hợp nào như Ure, DAP, SA, Kali, phân lân super hay phân NPK sản xuất từ phân đơn để bón, dù là số lượng rất ít.

– Chỉ sử dụng các nguồn phân hữu cơ đã qua chế biến kỹ không chứa kim loại nặng và các vi sinh có hại như: hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, phân vi sinh.

– Các loại phân gia súc, gia cầm cũng phải qua chế biến mới được sử dụng.

– Khi kiểm tra nếu trường hợp cây trồng do thiếu một số chất gây ra cơ thể phát triển kém thì có thể được bổ sung đúng chất đó từ nguồn được biết rõ ràng và phải ghi chép vào sổ sách để tiện việc theo dõi.

– Có thể được sử dụng các loại phân hóa học có nguồn gốc rõ ràng để bón, nhưng với tinh thần giảm thiểu dần dần để thay thể bằng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ khác nhau.

– Không lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là chất đạm (N).

– Tăng cường số lượng và tỷ lệ các loại phân hữu cơ được chế biến đúng kỹ thuật để bón.

– Trường hợp kiểm tra thấy cây trồng thiếu một số chất gây ra sinh trưởng kém hay có hiện tượng bị bệnh thì hoàn toàn được tìm nguồn thay thể để bổ sung. Các loại phân bón sử dụng cho sản xuất nông nghiệp sạch cũng cần được ghi chép tỉ mỉ vào số sách, nhật ký sản xuất để tiện việc sử dụng khi kiểm tra nội bộ và để hạch toán kinh tế được chính xác.

Thuốc

trừ sâu,

bệnh, cỏ dại, xử lý

chuồng

trại

– Không được sử dụng bất cứ loại thuốc có nguồn gốc hóa học nào để phòng trị sâu bệnh, cỏ dại. Chỉ được sử dụng các loại chế phẩm sinh học để thay thế, và khuyến khích sử dụng biện pháp canh tác là chính.

– Nguyên lý cần dựa theo là cây khỏe thì có khả năng kháng lại bệnh tật tốt, và phòng là chính. 

– Vẫn có thể cho phép sử dụng một số chủng loại thuốc hóa học không bị cấm để phun xịt khi cần thiết. Nhưng tuyệt đối tuân theo phương pháp 4 Đúng và phải cách ly sớm trước khi thu hoạch.

– Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học để thay thế dần các loại thuốc hóa học.

– Khuyến khích thực hiện đúng theo biện pháp IPM, nông dân trở thành chuyên gia.

– Sử dụng nguyên lý cây khỏe để tăng cường sức kháng bệnh và thời tiết bất thuận.

Địa

điểm

sản xuất

– Đơn vị, HTX hay cá nhân dựa vào vị trí cụ thể để quy hoạch nơi sản xuất NNHC, tối thiểu phải cách ly bằng đường đi hay mương nước.

– Cần kế hoạch cụ thể để khi có điều kiện mở rộng khu sản xuất mà không ảnh hưởng đến khung cảnh chung, không bị các hoạt động sản xuất bình thường ảnh hưởng lên sản phẩm NNHC. Chú ý để khi các khu sản xuất đại trà tiêu nước không lây lan, làm ô nhiễm sang khu sản xuất NNHC.

– Đơn vị, HTX hay cá nhân nên chọn khu sản xuất NN sạch hợp lý để khi có điều kiện mở rộng ra diện lớn được thuận lợi.

– Cần bố trí mương tưới, mương tiêu giữa khu sản xuất NN sạch và khu sản xuất NN bình thường không bị cản trở lẫn nhau, không bị lây

lan ôn nhiễm sang khu sản xuất NN sạch.

– Đường sá bờ bao đủ rộng để tiện việc cho cơ giới hoạt động khi chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm.

Kiểm tra

nội bộ

Trong quá trình sản xuất NNHC cần có tổ chức kiểm tra nội bộ theo PGS trước khi được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.

Trong quá trình sản xuất NN sạch theo GAP cần có kiểm tra nội bộ trước khi được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.

Thu

hoạch

– Cần xác định thu hoạch đúng lúc, đúng độ

chín sinh lý, tránh lúc mưa bão.

– Dụng cụ thiết bị thu hoạch cần sạch sẽ.

– Cần thu hoạch nhanh gọn, lúc trời nắng ráo-không để lẫn lộn sản phẩm NNHC với sản phẩm thông thường.

– Cần xác định thu hoạch đúng lúc, đúng độ chín sinh lý, tránh lúc mưa bão.

– Dụng cụ thiết bị thu hoạch cần sạch sẽ. Cần thu hoạch nhanh gọn, lúc trời nắng ráo.

– Không để lẫn lộn sản phẩm NN sạch với sản phẩm thông thường.

Nội sơ

chế

– Cần thoáng mát, cách xa nhà vệ sinh, kho

chứa phân thuốc.

– Những sản phẩm cần phơi sấy, nên tận dụng năng lượng mặt trời là tối đa, kết hợp với năng lượng điện hợp lý.

– Không dùng hóa chất bị cấm để kích thích sản phẩm chín sớm hay dùng chất bão quản bị cấm.

– Sản phẩm rau quả tiêu thụ tươi, cần có kế hoạch thu hái , sơ chế ,đóng gói và chuyển giao đến người tiêu dùng càng sớm càng tốt để sản phẩm bảo đảm được màu sắc và hương vị tự nhiên với khách hàng.

– Cần thoáng mát, cách xa nhà vệ sinh, kho tàng chứa phân thuốc.

– Những sản phẩm cần phơi sấy, nên tận dụng năng lượng mặt trời là tối đa, kết hợp với năng lượng điện hợp lý.

– Không dùng hóa chất bị cấm để kích thích sản phẩm chín sớm hay dùng chất bão quản bị cấm.

– Sản phẩm rau quả tiêu thụ tươi, cần có kế hoạch thu hái, sơ chế, đóng gói và chuyển giao đến người tiêu dùng càng sớm càng tốt để sản phẩm bảo đảm được màu sắc và hương vị tự

nhiên với khách hàng.

Đóng

gói, ghi

nhãn

Tất cả các loại sản phẩm sử dụng tươi hay khô cũng cần có bao bì đóng gói đúng quy định và có biện pháp xử lý phù hợp. Nhãn mác ghi theo mẫu đã được đăng ký, ghi rõ địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, đóng gói, điện thoại và website cụ thể, có thể có mã vạch, mã số để kiểm tra và truy nguyên nguồn gốc khi cần.

Tất cả các loại sản phẩm sử dụng tươi hay khô cũng cần có bao bì đóng gói đúng quy định và có biện pháp xử lý phù hợp. Nhãn mác ghi theo mẫu đã được đăng ký, ghi rõ địa chỉ sản xuất,

ngày sản xuất, đóng gói, điện thoại và website cụ thể, có thể có mã vạch, mã số để kiểm tra và truy nguyên nguồn gốc khi cần.

Chứng

nhận

sản

phẩm

Sản phẩm cần có 1 cơ quan có thẩm quyền

chứng nhận đạt chuẩn mới có giá trị lưu hành.

Cơ quan này có thể chứng nhận trong quá trình sản xuất tại đồng ruộng hay khi thu hoạch, sơ chế đóng gói. Khi kiểm tra người sản xuất phải trình đầy đủ các tài liệu cần thiết trong đó nhật ký sản xuất là tài liệu quan trọng. Tài liệu này được lưu giữ trong nhiều vụ, nhiều năm cùng các hồ sơ khác. Hiện nay với sản phẩm NNHC thường là USDA, EU hay JAS chứng nhận sẽ có giá trị toàn cầu.

Sản phẩm cần có 1 cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đạt chuẩn mới có giá trị lưu hành.

Cơ quan này có thể chứng nhận trong quá trình sản xuất tại đồng ruộng hay khi thu hoạch, sơ chế đóng gói. Khi kiểm tra người sản xuất phải trình đầy đủ các tài liệu cần thiết trong đó nhật ký sản xuất là tài liệu quan trọng. Tài liệu này được lưu giữ trong nhiều vụ, nhiều năm cùng các hồ sơ khác. Hiện nay với sản phẩm NN sạch thường là một cơ quan có chức năng do Bộ NN và PTNTchỉ định chứng nhận sẽ có giá trị thương mại rộng rãi, ví dụ FCC. cũng có khi cơ sở liên hệ để được USDA, EU hay JAS chứng nhận.

Điểm

khác

biệt

chính

– Đất canh tác NNHC phải có thời gian chuyển đổi.

– Không được dùng giống chuyển gen, hay đột biến.

– Không dùng bất cứ loại phân bón, thuốc sâu nguồn gốc hóa học để sản xuất NNHC, chỉ dùng phân bón thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật.

– Sản xuất NNHC dựa vào tiêu chuẩn PGS và có chứng nhận ghi rõ trên bao bì

– Đất canh tác NN sạch không cần thời gian chuyển đổi.

– Được phép sử dụng cả giống chuyển gen và giống đột biến.

– Có được dùng các loại phân và thuốc hóa học cho sản xuất NN sạch. Nhưng hạn chế số lượng dùng, khuyến khích dùng phân bón hữu cơ và thuốc sinh học, nhưng đất, nước cần được kiểm tra đủ tiêu chuẩn trước khi sản xuất. Sản xuất NN sạch dựa vào GAP và cũng có chứng nhận ghi rõ trên bao bì.

 

——————————————————————————————-

Công ty TNHH Nông Nghiệp Kaizen là nhà phân phối chính thức của Naandanjain tại Việt Nam, công ty có lịch sử lâu đời nhất trong ngành tưới tại Isarel. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ , thiết bị cho nghành tưới bao gồm: tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công, lắp đặt hệ thống tưới. Hy vọng rằng KaizenAgri có thể là một lựa chọn của quý khách hàng để cùng đồng hành trong các dự án nông nghiệp xanh.

 

 Khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

 

Văn phòng: Số 15 – NV8, Tổng cục 5 – Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

 

Hotline: 086 6030909 – 086 9098080 (Facebook, Zalo, whatsApp,…)

Website: www.kaizenagri.com

Các bài viết liên quan