TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHA ĐAM THEO PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT.
Lô hội, hay Nha đam, Long tu (có nơi gọi là liu hội, long thủ, lao vĩ…) là tên gọi các loài cây mọng nước thuộc chi Lô hội. Tên khoa học là Aloe Veral, thuộc họ lô hội Aloaceae. Nha đam không chỉ là một loại cây cảnh mà còn trở nên phổ biến để làm nguyên liệu chế biến các loại mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Do nhu cầu nha đam ngày càng gia tăng nên nhiều nhà vườn đã phát triển mô hình trồng nha đam nguyên liệu quy mô lớn và đạt hiệu quả cao.
Tại Việt Nam nha đam được trồng nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi tuy nhiên do các mô hình trồng nha đam còn nhỏ lẻ hoặc chưa được đầu tư chính xác và đúng hướng nên số lượng nha đam hiện trồng tại Việt Nam vẫn chưa đủ sản lượng để cung cấp cho các nhà máy.
TÌM HIỂU VỀ CANH TÁC CÂY NHA ĐAM
1.Thời vụ :
Cây nha đam có thể trồng quanh năm, Tốt nhất là vào mùa thu và mùa xuân, khi thời tiết không quá nóng. Loại cây này chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng nên cần làm đất thật kỹ trước khi trồng.
2. Đất trồng :
Đất trồng nha đam thường là đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ.
3. Làm đất khi trồng nha đam:
– Đất cần được cày bừa và phơi nắng 15 ngày trước khi gieo trồng.
– Cần dọn dẹp tàn dư thực vật như rễ cây cỏ, thân cành còn sót lại để tránh cỏ dại.
– Luống nha đam cần lên cao khoảng 20 cm, rãnh giữa các luống 40 cm để thoát nước và tạo không gian cho cây phát triển.
4. Phân bón :
Một số loại phân bón thường dùng cho cây nha đam như:
- Bón lót phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoai là xong công đoạn chuẩn bị.
- Bổ sung phân bón đa lượng : MKP (Lân trắng) 100-200 kg / 1ha
- Bổ sung phân bón đa lượng : KNO3 (Kali nitrat) 100-200 kg / 1ha
- Phân vi lượng cheleta sắt FeEDTA : 15-25 kg / 1ha
- Phân vi lượng cheleta kẽm ZnEDTA : 0.5-1 kg / 1ha
- Phân vi lượng cheleta đồng CuEDTA : 0.5-1 kg / 1ha
5. Chọn giống :
– Có khoảng hơn 300 giống nha đam, bao gồm các giống trong nước và giống ngoại nhập. Để trồng quy mô lớn, nên lựa chọn giống nha đam Mỹ (lá to, cùi dày) hoặc nha đam Thái (lá to, bụng lá lồi ra ngoài) cho năng suất cao, sức chịu hạn và chịu sâu bệnh tốt.
– Cách trồng cây nha đam giống bằng phương pháp ươm lá (vô tính) chứ không gieo trồng bằng hạt. Cắt một nhánh cây nha đam giống, đặt vào rãnh đất nông rồi vùi đất lên kín. Sau 2 – 3 tháng cây con sẽ mọc lên đạt chiều cao từ 10 – 20 cm là đủ để đánh ra vườn trồng.
– Tốt nhất khi ươm nên ươm vào bầu cây, khay ươm để khi trồng cây không bị ảnh hưởng, Sử dụng khay nhựa ươm cây để ươm là phù hợp nhất.
– Khi trồng cây trồng trên các luống đã làm sẵn, cây cách cây 40cm
6. Thu hoạch :
– Nha đam sau khi trồng 6 tháng là có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên.
– Trước khi thu hoạch 3-5 ngày bà con ngừng tưới để lá ngoài cô lại.
– Thu hoạch những lá to phía ngoài, lá nhỏ để lại cho phát triển tiếp. Dùng dao khía nhẹ vào cuống lá rồi cắt sát gốc, tránh làm tổn thương đến cây.
– Nhúng phần cuống lá vào xô nước để cho chảy bớt nhựa. Sau 6 – 8 tiếng bà con có thể đóng gói lá nha đam để chuyển đến nhà máy hay nơi tiêu thụ.
CHĂM SÓC CÂY NHA ĐAM
Việc chăm sóc cây Nha đam chủ yếu gốm 3 khâu kỹ thuật như sau:
1. Tưới – tiêu nước:
Tưới nước: Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô bà con phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 – 5 ngày bà con phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.
Sử dụng hệ thống tưới thông minh bằng phương pháp tưới nhỏ giọt cho vườn nha đam sẽ giúp hiệu quả hơn.Vậy tại sao nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây nha đam:
- Cung cấp chất lượng tốt nhất cho thị trường: Duy trì độ ẩm đất phù hợp bằng việc tưới nhỏ giọt cho nha đam. Nhằm hạn chế sự phát triển của quá mức của rễ hay cây bị ngập úng do thừa nước.
- Tránh lãng phí nước tưới và phân bón: Các hình thức tưới nước và phân bón thông thường có thể sẽ đưa nước và phân bón không tới chính xác gỗc và rễ của cây trồng.Với việc tưới chính xác từ tưới nhỏ giọt sẽ luôn cung cấp chất dinh dưỡng chính xác và phù hợp đến rễ. Giảm tình trạng cỏ dại phát triển xung quanh tranh dinh dưỡng của cây.
- Ít bệnh hơn, năng suất cao hơn: Khi tưới bằng cách nhỏ giọt, nước chảy trực tiếp vào rễ làm cho lá khô. Việc ít độ ẩm trên lá sẽ làm giảm các bệnh đáng kể trên lá như bệnh sương mai,… Làm giảm thiểu mất mùa và thúc đẩy năng suất cao hơn đến 30%.
- Giảm thiếu chi phí nhân công, sức lao động: Hệ thống tưới nhỏ giọt là một hệ thống tự động hóa cao, nên bà con nông dân không bỏ nhiều công sức để kéo vòi nước và vận hành máy bơm, không những tiết kiệm công sức mà còn tiết kiệm điện.
Tiêu nước: Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày bà con phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt.
2. Làm cỏ xới xáo đất:
Trong quá trình chăm sóc cây Nha đam bà con phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây Nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
3. Bón phân:
Cây Nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưởng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng ( khoảng 2,5tấn/ha ), bà con phải thường xuyên bón thúc cho cây Nha đam bằng phân NPK.
Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón phân bà con nên tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để Nha đam dễ hấp thụ hơn.
Sử dụng hệ thống châm phân tự động kết hợp đưa phân vào hệ thống tưới để bón phân cho cây nha đam dẽ đạt hiệu quả hơn. Có 2 hình thức châm phân phổ biến hiện nay: Châm phân bằng venturi thường ứng dụng cho các vườn có diện tích nhỏ và vừa hoặc châm phân bằng máy châm phân tự động áp dụng cho các vườn có quy mô diện tích lớn.
Tham khảo thêm về hình thức châm phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt tại: https://kaizenagri.com/ky-thuat-bon-phan-qua-he-thong-tuoi-nho-giot
Hình ảnh hệ thống sử dụng máy châm phân tự động By-Pass
Hình ảnh hệ thống sử dụng máy châm phân Mixrite
Hình ảnh hệ thống sử dụng Venturi để châm phân
Những ưu điểm khi sử dụng châm phân dinh dưỡng tự động:
- Định lượng phân chính xác
- Tiết kiệm thời gian
- Chi phí hợp lý
- Dễ sử dụng
PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHO CÂY NHA ĐAM
Biểu bì lá của Nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của Nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại.
Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây Nha đam.Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng Nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp Nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.
Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.Trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.
Cây Nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt. Trong mùa khô, không có nước tưới, cây Nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây Nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bà con có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.
Trên đây bài viết đã chia sẻ kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cho cây nha đam để quý vị, bà con nông dân có thể tham khảo. Chúc bà con có một mùa bội thu năng suất.
MUA HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÂY NHA ĐAM Ở ĐÂU ?
Công ty TNHH Nông Nghiệp Kaizen là nhà phân phối chính thức của Naandanjain tại Việt Nam, công ty có lịch sử lâu đời nhất trong ngành tưới tại Isarel. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ, thiết bị cho nghành tưới bao gồm: tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công, lắp đặt hệ thống tưới.
Khách hàng có nhu cầu được tư vấn hoặc tìm hiểu về các hệ thống tưới trong nông nghiệp xin vui lòng liên hệ:
Văn phòng: Số 15 – NV8, Tổng cục 5 – Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
Hotline: 086 6030909 – 086 9098080 (Facebook, Zalo, whatsApp,…)
Website: www.kaizenagri.com